425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Khám bệnh từ: 8h00 - 20h00, T2 đến CN. Không nghỉ lễ/tết.
Các bệnh lý ngoại khoa đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về ngoại khoa là gì và tầm quan trọng của nó, Phòng Khám Đa Khoa Âu Á xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Ngoại khoa là gì?
Trong lĩnh vực y học, mỗi bệnh lý thường đi kèm với sự rối loạn hoặc thay đổi cấu trúc cơ quan trong cơ thể. Đối với hầu hết các trường hợp, việc điều trị thông qua thuốc men là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, không ít bệnh lý đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp từ phẫu thuật, những trường hợp này được biết đến như "bệnh ngoại khoa".
Phẫu thuật, một trong những phương pháp y học hiện đại nhất, không chỉ đơn thuần là kỹ thuật mổ xẻ.
Phẫu thuật là kỹ thuật mổ xẻ để lấy bỏ đi hoặc sửa chữa lại những cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng, với mục đích đưa cơ thể hoạt động trở lại bình thường hoặc gần như bình thường. Thực hiện kỹ này là những bác sĩ hiểu rõ về cơ thể con người, quá trình bệnh lý và hơn hết là họ đã được huấn luyện kỹ thuật thao tác cắt - xẻ, may - vá trên những cơ quan của con người.
Do đó, phẫu thuật ngoại khoa không chỉ là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng cho những bệnh lý mà thuốc không thể khắc phục, mà còn là một phương pháp điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Khi bác sĩ thông báo rằng bạn cần phải phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn mà sẽ nhận thông tin cần chuẩn bị khác nhau:
Đối với các trường hợp phẫu thuật cấp cứu, bạn sẽ được hướng dẫn và kiểm tra mọi thứ ngay tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ bản như chức năng gan, thận, đông máu và số lượng tế bào máu. Chụp x-quang và điện tâm đồ để đánh giá sức khỏe tim mạch và phổi của bạn. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và quyết định liệu trình gây mê phù hợp. Trong khi chờ đợi, bạn cần cung cấp chi tiết về bệnh lý, thuốc đang sử dụng và bất kỳ dị ứng nào với thuốc.
Đối với các trường hợp không phải cấp cứu, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn trước mổ. Đó có thể là ăn nhẹ vào đêm trước mổ, ngưng sử dụng thuốc chống viêm và chống đông máu trước mổ khoảng 1 tuần. Trong ngày mổ, bạn cần nhịn ăn uống hoàn toàn và tắm rửa sạch sẽ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội khoa trước khi quyết định phẫu thuật.
Các trường hợp phẫu thuật khác như bướu giáp, sỏi túi mật, thoát vị bẹn,... thường yêu cầu các xét nghiệm tầm soát và phẫu thuật vào buổi trưa nếu mọi thông số cho phép. Đảm bảo tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật của mình.
Sau khi trải qua ca phẫu thuật, việc chăm sóc sau mổ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bạn. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc sau mổ mà bạn nên tuân thủ:
Khi tỉnh dậy sau mổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau và chống nôn để giảm bớt cảm giác không thoải mái. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, bạn nên cố gắng ngồi dậy và tập đi lại sớm, điều này giúp tránh được các biến chứng sau phẫu thuật. Đi vệ sinh và di chuyển quanh giường cũng là các hoạt động quan trọng để duy trì sự linh hoạt của cơ thể.
Nếu không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ, bạn có thể uống nước và ăn cháo khi cảm thấy đói. Thường sau 2-3 ngày, bạn có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường và xuất viện sau một vài ngày. Đau sau vết mổ sẽ dần giảm đi từng ngày và thường là nặng hơn khi bạn vận động, điều này là bình thường. Khoảng sau 7 đến 10 ngày, bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy ngay lập tức thông báo cho bác sĩ: đau bụng hoặc vùng vết mổ liên tục và nghiêm trọng, nôn và bụng căng trướng, sốt cao kèm theo cảm giác lạnh run. Việc liên lạc kịp thời với bác sĩ sẽ giúp bạn nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Các rủi ro hặp phải khi điều trị ngoại khoa
Trong quá trình can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh, có nhiều biến cố có thể xảy ra liên quan đến gây mê, phẫu thuật và quá trình phục hồi sau mổ. Tuy nhiên, trên những bệnh nhân khỏe mạnh, tỷ lệ xảy ra các biến chứng này thường rất thấp.
Các biến chứng phổ biến trong và sau phẫu thuật bao gồm chảy máu và nhiễm trùng vết mổ. Đối với các ca phẫu thuật trên đường tiêu hóa, nguy cơ gặp các vấn đề như tắc ruột, hở miệng nối, viêm phúc mạc,...
Những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh phổi, tiểu đường có thể đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, viêm phổi và tai biến mạch máu não.
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ phẫu thuật, nhưng việc chú ý và theo dõi chi tiết có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực do các biến chứng gây ra.
Thay vì phương pháp truyền thống sử dụng đường mổ dài và nhìn trực tiếp vào phẫu trường, phẫu thuật nội soi được thực hiện thông qua việc nhìn vào các bộ phận cơ thể qua màn hình, sử dụng hệ thống truyền hình mini và các dụng cụ nhỏ.
Việc sử dụng phẫu thuật nội soi giúp giảm thiểu sự đau đớn cho bệnh nhân. Thay vì phải chịu đựng những đường mổ dài, bệnh nhân chỉ cần 3 - 4 lỗ nhỏ khoảng 1-1,5cm. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn mà còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, phẫu thuật nội soi còn cho phép thực hiện các ca mổ trong những vị trí khó tiếp cận và phẫu trường được phóng đại, giúp bác sĩ thực hiện các thao tác mổ một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Với những ưu điểm vượt trội như vậy, phẫu thuật nội soi đã dần thay thế 75 - 80% các ca mổ hở truyền thống trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa như tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa, tai mũi họng, cơ xương khớp, lồng ngực.
Hy vọng qua những chia sẻ trên từ Phòng Khám Đa Khoa Âu Á đã giúp bạn hiểu hơn về ngoại khoa. Khi được chỉ định phẫu thuật người bệnh cần lưu ý chăm sóc vết mổ đúng cách, vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và báo ngay cho y tá, bác sĩ khi có triệu chứng bất
danh mục bệnh
hỗ trợ tư vấn