Có Nên Tầm Soát Bệnh Xã Hội Thường Xuyên
Có Nên Tầm Soát Bệnh Xã Hội Thường Xuyên Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Bệnh xã hội là nhóm bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có khả năng lan rộng nhanh và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm. Tuy nhiên, phần lớn bệnh xã hội thường âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, tầm soát bệnh xã hội định kỳ được xem là “chìa khóa” để phát hiện sớm – điều trị hiệu quả – bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy có nên tầm soát bệnh xã hội thường xuyên không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.

 

KHÁI NIỆM VỀ TẦM SOÁT BỆNH XÃ HỘI

        Bệnh xã hội là thuật ngữ thường dùng tại Việt Nam để chỉ nhóm bệnh có tính chất lây truyền nhanh, chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Một số bệnh xã hội phổ biến bao gồm: HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục).... Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng về thể chất, tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

 Đừng đợi đến khi có triệu chứng. Hãy chủ động tầm soát bệnh xã hội định kỳ để bảo vệ chính bản thân và người thân của mình. Liên hệ hotline 028 3817 0026 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

 

        Tầm soát bệnh xã hội là quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs/STIs) – ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng. Đây là biện pháp quan trọng giúp:

- Chẩn đoán sớm để điều trị hiệu quả

- Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, vô sinh, ung thư…

- Hạn chế lây nhiễm cho bạn tình và cộng đồng

- Bảo vệ sức khỏe sinh sản và phòng ngừa từ sớm
 

Tầm soát bệnh xã hội định kỳ là lựa chọn khôn ngoan để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, đặc biệt trong bối cảnh bệnh xã hội ngày càng gia tăng và diễn biến âm thầm.

 

CÁC BỆNH XÃ HỘI PHỔ BIẾN CẦN TẦM SOÁT

         Bệnh xã hội là nhóm bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các bệnh này không chỉ dễ lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn (qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng), mà còn có thể lây qua vết trầy xước da, dịch tiết sinh dục hoặc truyền từ mẹ sang con.

 

         Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê hơn 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó phổ biến và cần tầm soát định kỳ gồm:

 

➡︎ Sùi mào gà

▪︎ Nguyên nhân gây bệnh là do virus HPV (Human Papillomavirus (HPV).

▪︎ Triệu chứng thường là các nốt sùi mềm, mọc quanh cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng.

▪︎ Một số chủng HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật hoặc ung thư hậu môn nếu không được theo dõi và xử lý sớm.

 

➡︎ Bệnh lậu 

▪︎ Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

▪︎ Triệu chứng thường là tiểu buốt, tiểu rắt, tiết dịch mủ ở niệu đạo hoặc âm đạo.

▪︎ Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, vô sinh.

 

 Bạn đã tầm soát bệnh xã hội chưa? Nếu chưa từng hoặc đang nghi ngờ có triệu chứng bất thường hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và hỗ trợ xét nghiệm kịp thời.

➡︎ Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục)

▪︎ Nguyên nhân gây bệnh là do virus Herpes Simplex (HSV-1 và HSV-2).

▪︎ Triệu chứng thường là nổi mụn nước nhỏ, đau rát, ngứa tại vùng sinh hoặc miệng và dễ tái phát.

▪︎ Hiện chưa có thuốc đặc trị có thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể, nhưng đã có phương pháp điều trị có thể kiểm soát được triệu chứng và hạn chế tái phát bệnh.

 

➡︎ Giang mai

▪︎ Nguyên nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Treponema pallidum.

▪︎  Giai đoạn đầu thường có săng cứng – vết loét nông, tròn, hoặc bầu dục, cứng, màu đỏ tại bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn.

▪︎ Nếu không điều trị, giang mai có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, não, thần kinh, thậm chí tử vong.

 

➡︎ HIV/AIDS

▪︎ Nguyên nhân gây bệnh là do Human Immunodeficiency Virus - virus gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng.

▪︎ Triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Một số người có thể xuất hiện dấu hiệu giống cúm trong vòng 2–4 tuần sau phơi nhiễm, như: sốt nhẹ, mệt mỏi, phát ban, đau họng, sưng hạch… Tuy nhiên, phần lớn người nhiễm HIV không có biểu hiện gì đặc biệt trong giai đoạn đầu.

▪︎ Hiện chưa có thuốc chữa khỏi HIV, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kháng virus (ARV) nếu phát hiện sớm.

 

Tầm soát bệnh xã hội không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả, mà còn là cách bạn chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm.

 

 

VÌ SAO NÊN TẦM SOÁT BỆNH XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Bạn không nên chủ quan với những tác hại của bệnh xã hội

Các bệnh xã hội đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe cộng đồng. Chúng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan âm thầm và nhanh chóng trong xã hội nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

 

Hiện nay, có nhiều loại bệnh xã hội phổ biến như HIV/AIDS, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục (herpes), sùi mào gà… Mỗi bệnh mang một mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chúng đều có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như:

 Viêm nhiễm cơ quan sinh sản

Gây vô sinh - hiếm muộn ở cả nam và nữ

Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hâụ môn,...)

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống
 

Điều đáng lo ngại là phần lớn các bệnh xã hội không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Người bệnh thường không hề biết mình đã nhiễm bệnh, từ đó vô tình lây truyền cho bạn tình hoặc người thân. Việc phát hiện muộn khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.

 

Tầm soát bệnh xã hội thường xuyên giúp phát hiện bệnh từ khi chưa có triệu chứng, nâng cao hiệu quả điều trị và bảo vệ bạn khỏi những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần.

 

 Đừng để bệnh âm thầm hủy hoại sức khỏe bạn và người thân! Click ngay và khung tư vấn bên dưới để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng, kín đáo.

 

AI CẦN TẦM SOÁT BỆNH XÃ HỘI

Không phải ai cũng biết mình đang mang mầm bệnh xã hội, bởi nhiều bệnh lý như giang mai, sùi mào gà, HPV hay HIV có thể tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, tầm soát định kỳ không chỉ dành cho người có dấu hiệu bệnh mà còn rất cần thiết với những nhóm có nguy cơ cao sau đây:

 

1. Người có quan hệ tình dục không an toàn

- Bao gồm quan hệ không dùng bao cao su, quan hệ với người không rõ tiền sử bệnh lý.

- Dù chỉ một lần "bốc đồng" cũng có thể dẫn đến nhiễm bệnh mà bạn không ngờ tới.

 

2. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có nguy cơ cao

- Việc thay đổi bạn tình thường xuyên làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh xã hội.

- Ngay cả khi bạn không có biểu hiện bệnh, bạn vẫn có thể là nguồn lây nhiễm.

 

3. Người từng mắc bệnh xã hội

- Nguy cơ tái nhiễm hoặc nhiễm đồng thời nhiều bệnh là rất cao nếu không được theo dõi định kỳ.

- Nhiều bệnh xã hội không thể chữa khỏi hoàn toàn (như herpes, HPV), chỉ có thể kiểm soát triệu chứng → càng cần tầm soát thường xuyên.

 

4. Người chuẩn bị kết hôn hoặc đang có kế hoạch sinh con

- Việc tầm soát giúp đảm bảo sức khỏe sinh sản và phòng tránh lây nhiễm cho vợ/chồng và thai nhi.

- Đặc biệt quan trọng với nữ giới mang thai hoặc đang có ý định mang thai.


 

5. Nhân viên y tế, người làm nghề có nguy cơ phơi nhiễm

- Bao gồm bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên phòng khám, chăm sóc sắc đẹp…

- Nhóm này thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết cơ thể, máu, dụng cụ y tế → cần tầm soát định kỳ để đảm bảo an toàn cá nhân và người xung quanh.

 

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm nguy cơ, đừng chờ đợi có triệu chứng mới kiểm tra. Chủ động tầm soát bệnh xã hội là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản, tránh lây nhiễm và yên tâm hơn trong cuộc sống.

  Liên hệ ngay với Đa khoa Âu Á qua hotline 028 3817 0026 để đặt hẹn khám nhanh chóng, bảo mật ngay hôm nay.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI

Xét nghiệm bệnh xã hội là quá trình kiểm tra nhằm xác định sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc nấm có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Đây là bước quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả – đặc biệt đối với những trường hợp chưa có triệu chứng rõ rệt.

 

Tầm soát bệnh xã hội không chỉ giúp người bệnh được điều trị kịp thời, mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho bạn tình và người thân.

 

 Bạn đang lo lắng vì chưa từng xét nghiệm bệnh xã hội? Đừng lo, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được giải đáp chi tiết hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia.

 

Một số phương pháp xét nghiệm các bệnh xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay:

 

Xét nghiệm máu (Xét nghiệm HIV, syphilis)

- Đối tượng áp dụng: các bệnh xã hội như HIV/AIDS, giang mai, viêm gan B, viêm gan C,...

- Cách thực hiện: Lấy mẫu máu để tìm kháng nguyên hoặc kháng thể của tác nhân gây bệnh.

- Ưu điểm: Cho kết quả nhanh, phát hiện được cả bệnh đang hoạt động hoặc từng nhiễm.

 

Xét nghiệm nước tiểu (Xét nghiệm chlamydia, gonorrhea)

- Đối tượng áp dụng: Lậu (Gonorrhea), Chlamydia…

- Cách thực hiện: Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra vi khuẩn gây bệnh trong đường tiết niệu – sinh dục.

- Ưu điểm:  Đơn giản, không xâm lấn, phù hợp với người ngại lấy mẫu từ cơ quan sinh dục.

 

Xét nghiệm mô bệnh phẩm (Xét nghiệm HPV, herpes)

- Đối tượng áp dụng:  Sùi mào gà (HPV), mụn rộp sinh dục (Herpes)…

- Cách thực hiện: Lấy mẫu từ vùng tổn thương (mụn, loét, mủ…) ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng.

- Ưu điểm:  Xác định chính xác loại virus và mức độ tổn thương.

 

Xét nghiệm dịch tiết và mỡ bôi

- Đối tượng áp dụng: Viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo…

- Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo, dịch niệu đạo để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn, nấm, trùng roi...

- Ưu điểm: Giúp chẩn đoán nguyên nhân gây viêm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp


 

NÊN TẦM SOÁT BỆNH XÃ HỘI BAO LÂU MỘT LẦN

Việc tầm soát bệnh xã hội không nên đợi đến khi có triệu chứng mới thực hiện, bởi nhiều bệnh lý có thể tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Tùy theo mức độ nguy cơ và tình trạng sức khỏe, tần suất tầm soát sẽ khác nhau. Dưới đây là các khuyến nghị chung mà bạn nên tham khảo:

Đối tượng Tần suất tầm soát khuyến nghị Lý do
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người có quan hệ tình dục ổn định, 1 bạn tình 

1 lần/năm

Phòng ngừa chủ động, đặc biệt khi có kế hoạch sinh con hoặc kết hôn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người có nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn

3 – 6 tháng/lần Nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh xã hội như giang mai, HIV, lậu, HPV...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người từng mắc bệnh xã hội

3 – 6 tháng/lần

Kiểm tra nguy cơ tái nhiễm hoặc theo dõi bệnh chưa khỏi hoàn toàn (HPV, herpes…).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai

Ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ đầu tiên và lặp lại nếu cần Tránh lây bệnh từ mẹ sang con, đảm bảo thai kỳ an toàn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhân viên y tế, người làm nghề có nguy cơ phơi nhiễm

2 lần/năm hoặc theo quy định ngành Tiếp xúc thường xuyên với dịch sinh học, dụng cụ y tế, dễ bị phơi nhiễm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh xã hội

Tầm soát ngay, không đợi định kỳ Dấu hiệu như tiểu buốt, nổi mụn vùng kín, tiết dịch bất thường... cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Dù bạn thuộc nhóm nguy cơ cao hay chỉ đơn giản là muốn chủ động bảo vệ sức khỏe, việc tầm soát định kỳ vẫn luôn cần thiết. Đừng chờ đợi đến khi cơ thể lên tiếng – hãy kiểm tra sớm để điều trị kịp thời và an toàn cho chính mình cùng người thân.


 

ĐỊA CHỈ TẦM SOÁT BỆNH XÃ HỘI UY TÍN - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ HỖ TRỢ ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM KÍN ĐÁO

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tầm soát bệnh xã hội uy tín, kín đáo và hiệu quả, thì Phòng Khám Đa Khoa Âu Á (425 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM) là lựa chọn đáng tin cậy.

 

Tại đây, người bệnh được tầm soát bệnh xã hội bằng các phương pháp xét nghiệm tiên tiến, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Những lý do nên chọn Phòng khám Đa khoa Âu Á:

 

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trực tiếp thăm khám – lấy mẫu – đọc kết quả.

✔ Trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị bệnh xã hội tiên tiến:

- Phương pháp ALA – PDT: Hỗ trợ điều trị sùi mào gà.

- Phương pháp DHA: Điều trị hiệu quả bệnh lậu.

- Phương pháp IRA: Kiểm soát triệu chứng mụn rộp sinh dục,...

Bảo mật tuyệt đối thông tin người bệnh – không lo bị tiết lộ hay kỳ thị.

✔ Chi phí minh bạch, niêm yết theo quy định – báo giá trước, không phát sinh.

✔ Đặt lịch hẹn khám online miễn phí, giữ kín thông tin cá nhân. Khi đến khám, bạn được ưu tiên vào thẳng phòng bác sĩ mà không cần chờ đợi.

hỗ trợ tư vấn

Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn ngay, tư vấn và hỗ trợ đặt hẹn sớm nhất cho bạn!

Mọi thông tin cá nhân, tình trạng bệnh tuyệt đối bảo mật!

425 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TPHCM
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 028 3817 0026
Khám bệnh từ: 08h00 - 20h00 từ T2 - Chủ nhật
Không nghỉ lễ - tết